Lộc vừng được biết đến như một loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa phong thủy và có mặt ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tác dụng của cây lộc vừng còn nhiều hơn thế. Nó còn là bài thuốc trị liệu tuyệt vời trong cả Đông y và Tây y. Cùng BonSai Ba Miền đi tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của loài cây này trong bài viết.
1. Đôi nét về cây lộc vừng
![](https://bonsaibamien.com/wp-content/uploads/2024/04/cay-loc-vung-2-1.jpg)
Cây lộc vừng là một loại cây có mặt ở nhiều nước Nam Á, đây cũng là loại cây quen thuộc tại Việt Nam. Tên gọi khác của lộc vừng là cây mưng. Giống cây này thích sinh trưởng trong những vùng đất nhiệt đới.
Nhiều người trồng lộc vừng giống như một loại cây cảnh bonsai, có thể tạo thành nhiều dáng cây khác nhau với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Lộc vừng tự nhiên có tuổi thọ cao và có kích thước khá lớn. Giống cây này đẹp nhất vào mùa hoa nở, có nhiều cành hoa đỏ rủ xuống đẹp mê người.
Đặc biệt tác dụng cây lộc vừng rất tốt trong đông y và tây y. Hơn nữa, trong phong thủy cây lộc vừng đem đến rất nhiều năng lượng tích cực.
2. Thành phần hóa học và dược tính của cây lộc vừng
Lộc vừng có thành phần hóa học rất đa dạng. Hạt lộc vừng có chứa tanin, saponin và barringtonia là những chất độc.
Trong Đông y, cây Lộc vừng có tính bình, vị ngọt. Hạt lộc vừng rất thơm và rễ của nó có vị khá đắng, được dùng để thanh nhiệt.
3. Tác dụng của cây lộc vừng
![](https://bonsaibamien.com/wp-content/uploads/2024/04/cay-loc-vung-4-2.jpg)
Cây lộc vừng có nhiều tác dụng đối với đời sống và sức khỏe của con người. Trong đó phải kể đến những tác dụng như sau:
3.1. Tác dụng trong Đông y
Trong Đông y, lộc vừng được sử dụng để chữa nhiều bệnh như:
– Chức chàm: nước ép của quả lộc vừng còn tươi được dùng để bôi lên vết chàm.
– Chữa đau răng: Rượu lộc vừng ngâm có thể chữa đau răng hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nát quả lộc vừng tươi sau đó đem đi ngâm rượu và dùng sau 1 tháng là thấy hiệu quả.
– Trị sốt, tiêu chảy: Thân cây lộc vừng khi đã bỏ vỏ, bạn thái mỏng và phơi khô sẽ giúp chữa bệnh tiêu chảy và sốt rất tốt. Sử dụng khoảng 16gr thân lộc vừng nấu cùng 400ml nước. Đun cho đến khi sắc lại còn 100ml, bạn uống mỗi ngày 2 lần.
– Chữa bệnh trĩ: lá lộc vừng có công dụng chữa bệnh trĩ tức thời. Bằng cách sử dụng bã lá lộc vừng đắp vào hậu môn trước khi đi ngủ. Sau đó dùng băng gạc giữ lại khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước là có thể đi ngủ bình thường. Sau 1 tuần thực hiện phương pháp này, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với hiệu quả của nó.
– Giải nhiệt: Mặc dù có vị đắng nhưng rễ lộc có tác dụng dược lý rất tốt. Dùng rễ lộc vừng phơi khô để sắc nước uống đem đến hiệu quả giải nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, nước này còn giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp chữa ho và long đờm.
3.2. Tác dụng cây lộc vừng trong Tây y
Những loại thuốc tân dược được chiết xuất từ cây lộc vừng có thể giúp kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, hạt lộc vừng còn có chất phòng ngừa ung thư, vỏ hạt được dùng làm nguyên liệu có trong các loại thuốc giảm đau hoặc kháng nấm.
3.3. Ý nghĩa phong thủy
Nhờ vào nét đẹp thu hút và hương thơm đặc trưng, cây lộc vừng được nhiều gia đình chọn làm cây cảnh trang trí. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lộc vừng cũng có những ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt.
Trồng lộc vừng ở nơi thoáng mát, nhất là ở các vị trí hợp với mệnh của chủ nhà sẽ đem tới nhiều tài lộc, may mắn. Nếu bạn đang làm nghề kinh doanh, mua bán thì cây lộc vừng sẽ giúp cho việc làm ăn của bạn trở nên thuận lợi hơn.
4. Lưu ý khi sử dụng cây lộc vừng làm thuốc
![](https://bonsaibamien.com/wp-content/uploads/2024/04/cay-loc-vung-1-1.jpg)
Mặc dù cây lộc vừng mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không thể quá lạm dụng. Tuy nhiên, trong cây lộc vừng có chứa saponins là một chất độc. Vì thế, nếu sử dụng lộc vừng không đúng cách sẽ dẫn tới nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Cây lộc vừng từ xưa đến nay luôn mang nhiều ý nghĩa và tác dụng đối với cuộc sống và sức khỏe của con người. Cây lộc vừng vừa giúp chữa bệnh vừa mang đến nhiều may mắn.