Cây lộc vừng

Giá: Liên hệ

Zalo: 0522.720.780 Hotline: 0962.298.198 Facebook

Cây lộc vừng là một loại cây cảnh được trồng nhiều ở rất nhiều nơi, có thể trồng trong khu phố hoặc trong khuôn viên nhà. Mục đích trồng loại cây này là để làm đẹp và mang lại giá trị phong thủy. Không những thế, lộc vừng có còn tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Là loại cây nổi bật với sắc hoa đỏ rực, được ưa chuộng để trang trí nhưng ít ai biết về cách chăm sóc cây Lộc Vừng như thế nào cho đúng. Vì thế, cùng BonSai Ba Miền tìm hiểu rõ hơn về giống cây đa dụng này cùng với cách chăm sóc, nhân giống sao cho hợp lý nhé!

Category:

Cây lộc vừng là một loại cây cảnh được trồng nhiều ở rất nhiều nơi, có thể trồng trong khu phố hoặc trong khuôn viên nhà. Mục đích trồng loại cây này là để làm đẹp và mang lại giá trị phong thủy. Không những thế, lộc vừng có còn tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Là loại cây nổi bật với sắc hoa đỏ rực, được ưa chuộng để trang trí nhưng ít ai biết về cách chăm sóc cây Lộc Vừng như thế nào cho đúng. Vì thế, cùng BonSai Ba Miền tìm hiểu rõ hơn về giống cây đa dụng này và khám phá cách chăm sóc, nhân giống sao cho hợp lý nhé!

Giới thiệu về cây lộc vừng

Lộc Vừng là loại cây thân gỗ nhỏ, kích thước của chúng khác nhau tùy theo từng môi trường sống. Nếu được sống ở môi trường tự nhiên, kích thước của một cây sẽ có đường kính trên 40 cm. Nếu như trồng ở chậu cây cảnh thì kích thước sẽ giảm đi rất nhiều.

Lá của Lộc Vừng khá lớn, mặt trên thì xanh bóng còn mặt dưới thì có màu xanh trắng và có nhiều gân. Khi cây già, phần thân sẽ bắt đầu trở nên xù xì và cành lá thì khẳng khiu. Hoa của lộc vừng chính là phần đặc biệt nhất giúp người chú ý. Bởi phần hoa thường có màu đỏ, mọc theo chùm dài, hình dáng giống như tràng pháo đỏ với nhiều sợi tua vô cùng bắt mắt. Đặc biệt, nó thường có mùi thơm rất đặc trưng.

Những loại Lộc Vừng phổ biến 

Lộc Vừng có nhiều loại với màu sắc hoa và hình dáng quả cũng khác nhau. Sau đây là một số loại cây bạn có thể biết.

Cây Chiếc/Rau Vừng

Đây là một loại cây thuộc giống Lộc Vừng, có thể cao tới 20 m. Xuất phát từ khu vực Nam Bộ, sống chủ yếu ở môi trường ngập mặn, nhiệt đới cho nên có khả năng chịu hạn, chịu mặn rất tốt. Lộc vừng được trồng dọc theo các đường phố để trang trí và cung cấp bóng mát khi đi lại. Đặc điểm nhận biết của loại cây này nằm ở quả chứ không phải từ hoa. Cây Chiếc có quả lớn, phần mặt cắt ngang dạng hình hộp.

Lộc Vừng hoa đỏ

Loại cây này nổi bật với chuỗi hoa có màu sắc đỏ tươi rực rỡ, có nguồn gốc từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc miền nam châu Á, Bắc Úc, quần đảo Philippines. Quả của loại cây này có hình tròn và khi ra hoa trông rất đẹp. 

Cây Lộc Vừng hoa trắng

Loại cây này được gọi với tên khác là Lộc vừng hoa chùm hay Chiếc chùm. Khi tới mùa hoa, cây sẽ nở ra từng chùm, có màu trắng hoặc hồng nhạt, mùi khá thơm. Loại cây này thích hợp để trồng làm cảnh trong khu vực sân vườn.

Lộc vừng lá to

Giống cây này có đường kính thân lên đến 35 – 40 cm. Phần thân cây hơi xù xì với tán lá lớn xum xuê. Phần hoa thì khá nhỏ so với những loại khác, mọc theo từng chùm thẳng dài giống như tràng pháo. Hoa có màu trắng hoặc đỏ, có thêm các sợi tua tủa rũ xuống rất đẹp mắt.

Lộc vừng lá nhỏ

Nguồn gốc của loại Lộc Vừng này xuất phát từ khu vực Đông Nam á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Giống cây này được trồng để làm bóng mát, thanh lọc không khí. Phần hoa có màu đỏ rất đẹp, giúp tô điểm không gian sống trở nên bắt mắt hơn.

Ý nghĩa của cây Lộc Vừng

Lộc Vừng với sắc hoa rực rỡ giúp đem đến sự may mắn về tài lộc cho gia chủ. Những chùm hoa rủ xuống vô cùng đẹp. Điều này ngụ ý Lộc ứng, phát lộc như vừng, dồi dào. Vì thế, Lộc Vừng trong phong thủy thuộc bộ tứ quyền lực là: “Sanh – Sung – Tùng – Lộc”.
Gia chủ nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà để làm tăng nguồn năng lượng dương và giảm năng lượng âm. Khi hoa lộc vừng đỏ rơi từng chùm phủ kín sân nhà sẽ đem tới vượng khí, khí dương giúp gia chủ may mắn và gặp nhiều điều phước lành.

Cách trồng cây Lộc Vừng vào chậu

Chậu trồng

Đối với chậu để trồng Lộc Vừng, bạn nên chọn chậu có kích thước vừa với tán cây khi lớn. Đế chậu nên có lỗ thoát nước để đảm bảo được sự phát triển của cây. Trường hợp nước đọng không thoát sẽ làm bộ rễ cây bị úng thối, làm cho lá vàng úa, rụng dần, thậm chí cây sẽ chết.

Đất trồng

Đất trồng Lộc Vừng cần đảm bảo thoát nước tốt, tránh ngập úng. Bạn nên chọn loại đất tốt, nhất là đất thịt trộn thêm trấu hun, mụn xơ dừa, theo tỷ lệ là 2:1:1:2. Ngoài ra, có thể rải 1 lớp sỏi nhẹ dưới đáy chậu để giúp cho cây tăng khả năng thoát nước.

Tiến hành trồng

Bước 1: Xé bỏ lớp vỏ bầu nhựa bọc quanh gốc khi mua về.

Bước 2: Chuẩn bị chậu và đất trồng chuẩn như trên.

Bước 3: Đổ đất vào ⅔ chậu sau đó đặt cây vào giữa chậu. Tiếp theo, bạn đổ đất vào rồi dùng tay nén chặt đất rồi tưới nước giữ ẩm là xong.

Chăm sóc cây Lộc vừng

Tưới nước

Đối với Lộc Vừng, mỗi ngày bạn nên tưới nước cho cây 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Lượng nước tưới phải vừa đủ ẩm chứ không được để ngập tràn ra ngoài. Cần tưới nước nhiều khi trời nắng, khô hanh, còn vào mùa mưa thì hạn chế tưới lại.

Ánh sáng

Lộc Vừng là loài cây ưa nắng cho nên cần được trồng ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Khi cây còn nhỏ, bạn cần che chắn khi có nắng gắt còn khi lớn thì có thể đặt ở nơi có nhiều nắng. Nếu trồng trong nhà, bạn nên tạo điều kiện phơi nắng cho cây thường xuyên.

Dinh dưỡng

Cây Lộc Vừng không cần bón phân quá thường xuyên, bạn chỉ cần bón khoảng 3 – 4 tháng là được. Nên bón phân rải cách gốc ½ chứ không nên bón quá nhiều để đảm bảo cây hấp thu dinh dưỡng tối ưu mà vẫn sống khỏe mạnh. Nếu trồng trong chậu thì cứ 2 – 3 năm bạn nên thay đất 1 lần thì mới đảm bảo chất dinh dưỡng và môi trường sống.

Trồng Lộc Vừng không quá khó nhưng để cho cây luôn đẹp và phát triển lâu, cho hoa thường xuyên thì không hề dễ dàng nhé. BonSai Ba Miền cung cấp đầy đủ các giống cây cảnh đẹp, phong thủy, bạn có thể tham khảo nhiều thông tin hơn nữa trên trang website của chúng tôi. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm, hãy để lại comment dưới phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0986.135.138.