Cây Mai Chiếu Thủy còn có tên gọi khác là mai trúc thủy, mai chấn thủy. Đây là loại cây bonsai, thích hợp làm cây cảnh sân vườn. Mai Chiếu Thủy được ưa chuộng nhờ dáng đẹp và rất dễ trồng, dễ chăm sóc, hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ. Cùng BonSai Ba Miền tìm hiểu cách trồng và cách chăm sóc giống cây này.
1. Đặc điểm của cây Mai Chiếu Thủy
Mai chiếu thủy là giống cây thân gỗ, vỏ da xù xì, có nhiều nhánh nhỏ, rất dễ uốn tỉa và tạo thế cây bonsai. Hoa của cây có màu trắng, nở quanh năm, mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu.
Giống cây này được phân loại dựa trên kích thước của lá. Trong đó có lá lớn, lá trung và lá nhỏ. Mai chiếu thủy lá nhỏ là dòng bonsai được dân chơi cây yêu thích vì tạo được nhiều dáng đẹp và có giá trị kinh tế cao. Dòng mai lá trung và lá lớn thường phải chăm sóc nhiều năm mới có giá trị.
2. Ý nghĩa của Mai Chiếu Thủy
Ngoài dáng đẹp, Mai Chiếu Thủy còn có những ý nghĩa phong thủy vô cùng tuyệt vời. Loại cây này từ lâu đã được biết đến là biểu tượng cho tài lộc, phú quý. Mai Chiếu Thủy còn là hiện thân của sự bền vững trên mọi phương diện của cuộc sống.
Chẳng hạn, mai chiếu thủy đem đến cho gia đình sức khỏe, hạn chế được bệnh tật. Do đó, gia chủ có thể yên tâm ăn và phát triển kinh tế.
Ngoài ra, loài cây này còn có khả năng trấn yểm được vượng khí trong nh. Giúp cho ngôi nhà luôn duy trì được vượng khí, phát triển được về mọi mặt. Sở hữu mai chiếu thủy trong nhà sẽ luôn yên ấm, yên bình, không xung đột nội bộ, luôn hòa thuận, yên vui.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mai Chiếu Thủy
3.1. Kỹ thuật cắt tỉa
Việc cắt tỉa được thực hiện thường xuyên, thường thì 1 tháng 1 lần. Không kết hợp cắt tỉa cành nhánh kết hợp với định hình tạo dáng cho cây. Trường hợp đơn giản nhất là tạo dáng tán cây tròn hoặc cây hình tháp. Cần ước lượng kích thước hình dạng của cây trước khi thực hiện cắt tỉa.
3.2. Cách bón phân
Bón phân thường đi đôi với cắt tỉa, sau khi cắt tỉa xong thì gia chủ cần thực hiện bón phân để giúp cây sinh trưởng tốt. Loại phân bón nên sử dụng là phân hữu cơ truyền thống, chẳng hạn như phân bò hoai, phân trùn đỏ hoặc phân vô cơ như NPK16.16.8, DAP, Dynamic Lifter.
3.3. Kỹ thuật ép mai chiếu thủy ra hoa
Trong điều kiện tự nhiên, mai chiếu thủy thường ra hoa vào mùa khô, hoa nở thành nhiều đợt. Muốn điều khiển cho mai chiếu thủy ra hoa theo ý muốn, đặc biệt là vào dịp tết, người chơi cây cần làm theo cách sau:
– Cách Tết khoảng 45 ngày, bạn bón cho cây một đợt phân. Có thể rải trực tiếp phân vào gốc cây hoặc là pha loãng phân để tưới. Nếu bón trực tiếp, hàng ngày phải tưới cho phân tan ra thì mới có thể ngấm vào rễ cây.
– Sau khi bón 5 ngày thì tiến hành ngắt ngọn và cắt hết lá.
– Sau đó tưới nước giữ ấm và thỉnh thoảng lại tươi bổ sung thêm phân bón.
– Khi bón phân một thời gian, mai chiếu thủy sẽ ra đọt non, lá và nụ hoa.
– Cách tết khoảng từ 10-15 ngày, hoa sẽ bắt đầu nở và đến tết là thời điểm hoa nở đẹp nhất.
3.4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy thường rất ít khi bị sâu bệnh nhưng cây vẫn có thể bị bệnh, nhất là vào thời kỳ giao mùa. Vào thời điểm này, bạn cần kiểm tra và phun thuốc phòng trừ sâu để tránh ăn lá và sâu đục thân.
Khi cây chuẩn bị đơm nụ ra hoa, cần chú ý tới diệt trừ sâu bệnh nhiều hơn. Bởi vì mùi hương thơm của hoa có thể thu hút côn trùng, nhất là bướm.
4. Cây mai chiếu thủy hợp với mệnh gì?
Đặc điểm của Mai Chiếu Thủy là có hoa màu trắng, hoa nở quanh năm, tán cây màu xanh. Theo Phong Thủy, mai chiếu thủy thích hợp với những mệnh sau:
Mai chiếu thủy phù hợp với người mệnh Mộc bởi vì Mộc – Mộc tương sinh. Gia chủ mệnh Mộc trồng mai chiếu thủy sẽ thuận buồm xuôi gió và giữ vững tài lộc quanh năm.
Ngoài ra, mai chiếu thủy còn hợp với mệnh Thủy. Bởi vì Thủy sinh Mộc và Mộc dưỡng Thủy, giúp cho gia chủ được bình an cát tường.
>>Xem thêm: Cây lộc vừng: Đặc điểm, tác dụng và ý nghĩa phong thủy
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cho cây Mai Chiếu Thủy do BonSai Ba Miền tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn khi muốn chăm sóc cây trồng này nhé.