Sung là loài cây được các tín đồ yêu cây ưa chuộng bởi có nhiều cách tạo dáng cây sung bonsai đẹp. Hơn nữa, sung cũng là loài cây có khả năng sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc. Trong phong thủy, tên “sung” mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, viên mãn, tròn đầy cho nên người ta thích trồng trong vườn nhà và bày quả sung trên bàn thờ ngày Tết.

1. Giới thiệu về cây sung

Cây sung thuộc thực vật thân gỗ, kích thước lớn, có vỏ màu nâu xám. Chiều cao trung bình của cây từ 25-30m, đường kính 60-90cm. Lá sung thường có dạng trứng hoặc mũi mác màu xanh. Phần cuống lá dài từ 2-3cm, nối với lá dài 1,5-2cm. Hoa sung mọc đơn tính, quả dạng tròn, mọc thành chùm. 

Cây mọc nhiều tại những khu vực nhiệt đới gió mùa, những khu đất ẩm, ven sông suối. Ở nước ta thì cây sung được trồng rộng rãi khắp cả 3 miền, giống như một loại cây cảnh và cây ăn quả. 

Người ta thường ưa chuộng bộ môn tạo dáng cây sung bonsai để cây cho ra thế đẹp, trang trí trong nhà hoặc ngoài sân vườn. 

2. Cách tạo dáng cây sung bonsai

Thời khắc tốt nhất để tạo dáng cho cây là vào những ngày hè. Đây là lúc cây sung có sức sống mạnh, ra chồi non nhiều cho nên việc uốn cành sẽ dễ dàng hơn. Sau đây là một số cách tạo dáng đẹp cho cây sung:

2.1. Dáng huyền

Cây sung bonsai dáng huyền đang rất được ưa chuộng bởi tính thẩm mĩ cao. Dáng huyền còn được gọi với tên khác là dáng thác đổ. Dáng cây này mang ý nghĩa tượng trưng cho ngọn thác chảy qua ghềnh đá cheo leo nhưng biết mạnh mẽ vươn lên để vượt qua sự gian khổ.

Muốn tạo dáng huyền cho cây sung bonsai thì bạn cần các dụng cụ uốn như dây chì, đồng. Sau đó tỉa bỏ các phần nhành lá mọc um tùm giúp cho cây có dáng thanh mảnh nhất có thể.

Tiếp theo là cắt bỏ bớt cành khi có 2 cành tương đương và có cùng chiều cao ở giữa. Loại bỏ phần cây mọc từ dưới lên quà dài và khó uốn. Còn với phần ngọn thì nên cắt bỏ phần rậm.

2.2. Dáng hoành

Đối với dáng hoành cũng sẽ có những bước cắt tỉa bớt dần từ trên xuống dưới tương tự như dáng huyền. Tuy nhiên, khi tạo dáng thì dáng hoành sẽ có hướng đổ về phía mặt chậu nhiều hơn. Vì thế khi uốn, chúng ta cần chú trọng vào độ cong cách gốc cây khoảng 2cm. 

Với độ cong như thế này sẽ rất khó uốn nên cần sự nhẹ nhàng, cẩn thận. Lưu ý không siết dây quá chật hoặc quá lỏng sẽ làm mất thẩm mĩ của phần thân.

2.3. Dáng trực

Để tạo dáng cây sung bonsai đẹp thì điều đầu tiên là uốn thân cây. Sau đó mới đến uốn cành chính và đến uốn các cành cây quanh thân.

Khi uốn cây, bạn phải tuân theo quy tắc cành to uốn đầu tiên sau đó lần lượt đến các cành nhỏ vừa rồi đến nhỏ nhất. Thời gian uốn cây thường từ 3 đến 4 tháng. 

Nên nhớ tạo dáng cây bằng tay theo hình dáng có ý nghĩa mà bạn dự định rồi mới tiến hành uốn. Lúc uốn thì nên uốn vừa phải, không được chật quá hoặc lỏng quá.

Dáng trực là dáng thẳng đứng với phần thân không đổi hướng phát triển. Do đó, người chơi sung bonsai thích dáng trực thường là người quân tử, ngay thẳng và có ý chí, mục đích sống rõ ràng.

3. Cách trồng cây sung 

Bước 1: Thực hiện cách trồng cây sung bằng cành, đầu tiên bạn cần chuẩn bị chậu trồng có vại sành lớn. Bởi vì bộ rễ của cây sung khi lớn sẽ rất khỏe mạnh. Nếu không có điều kiện trồng trực tiếp xuống đất thì hãy lựa chọn một khu đất rộng rãi để trồng. 

Bước 2: Lựa chọn đất với độ thoáng khí tốt, màu mỡ, có thể bón thêm phân chuồng hoai mục, phân kali,…

Bước 3: Tiếp theo là tiến hành đào hố để trồng cây sung. Bạn cần chú ý kích thước chiều rộng và chiều sâu của hố phải đủ rộng cho rễ có thể phát triển một cách tốt nhất.

Bước 4: Thực hiện cách giâm cành tương tự những loại cây khác. Lưu ý, nên sử dụng kéo cắt tỉa rễ thừa ở phía bên ngoài vì chúng có thể gây ức chế cho sự phát triển của cây sung. Sau đó đặt cây vào hố đã đào và dùng tay ấn nhẹ rễ xuống đất. Cuối cùng là lấp đầy hố bằng đất và  cố định cây chắc chắn không bị đổ ngã.

4. Cách chăm sóc sau khi tạo dáng cây sung bonsai

4.1. Đất trồng

Cây sung có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cho nên bạn không nên trồng cây trong môi trường thiên nhiên xung quanh đất cát sỏi. Trong tự nhiên thì cây thường mọc ở những vị trí gần sông suối. Vì thế, bạn có thể trồng cây trên hòn non bộ hoặc gần nơi có nhiều nước. 

4.2. Tưới nước

Cây sung là loại cây sống tại vùng đất ẩm cho nên bạn cần chú ý đất lúc nào cũng phải ẩm. Khi cây trưởng thành với kích thước lớn, bộ rễ đâm sâu vào đất thì bạn nên tưới nước đậm hơn một tí.

4.3. Ánh sáng

Là cây có kích thước lớn cho nên cây sung rất thích hợp để trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý những vị trí nắng quá gắt hoặc quá râm đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cây.

Trên đây là cách tạo dáng cây sung bonsai và cách trồng cũng như chăm sóc cây sung hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Bonsai Ba Miền để được tư vấn hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *